19/10/2021
Waterless beauty - xu hướng mỹ phẩm không dùng nước
Nước - yếu tố tưởng như không thể thiếu trong mỹ phẩm đang được nhiều nhà khoa học loại bỏ khỏi công thức. Các sản phẩm mỹ phẩm không chứa nước ngày càng được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Tại sao lại phải bỏ nước ra khỏi thành phần sản phẩm? Và liệu điều đó có khả thi không?
NƯỚC TRONG MỸ PHẨM
Nếu lật mặt sau của những chai mỹ phẩm hàng ngày bạn dùng, bạn sẽ thấy “Water/Aqua/Eau” đứng đầu tiên trong bảng thành phần. Từ toner, serum, kem dưỡng, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt cho đến cả kem nền, nước chiếm đến 70-80% dung tích. Nước vốn được xem như một thành phần không thể thiếu trong mỹ phẩm, với những công dụng:
-
Chất độn: Làm cho sản phẩm đầy lên, nhiều hơn, khiến người tiêu dùng cảm thấy có lợi hơn
-
Dung môi: Nước giúp các thành phần và hoạt chất được hòa tan, trộn lẫn vào nhau.
-
Cảm giác: Nước giúp sản phẩm mềm mại, linh hoạt và dễ bôi lên da
NƯỚC CÓ THỰC SỰ CẦN THIẾT?
-
Nước ở đường uống lọc qua thận và cơ thể sẽ thải ra chứ không phải đi vào da, nghĩa là uống nhiều nước chỉ giúp cơ thể hoạt động trơn tru chứ không khiến cho da mọng nước hơn
-
Trái với suy nghĩ của mọi người rằng sản phẩm chứa nhiều nước thì sẽ giúp da giữ nước hơn, trên thực tế, nước sẽ bay hơn, chính những hoạt chất và thành phần còn lại mới là thứ giúp hút ẩm và giữ ẩm từ môi trường vào da.
-
Nước là chất độn yêu thích của các nhà sản xuất, giúp hạ giá cost của sản phẩm xuống, nhưng nước không phải là lựa chọn duy nhất, nó chỉ rẻ tiền nhất
-
Việc xử lí nước cũng tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu.
-
Vì độn nước, người tiêu dùng phải sử dụng một lượng sản phẩm nhiều hơn => tiêu tốn nhiều bao bì chai lọ hơn.
-
Nước là môi trường lý tưởng của vi khuẩn sinh sôi => sản phẩm chứa nhiều nước thì sẽ phải chứa nhiều chất bảo quản hơn.
WATERLESS - SỰ THAY THẾ
Về mặt hiệu quả cũng như sự bền vững với môi trường, nước có hại nhiều hơn lợi, thế nên ngành công nghiệp mỹ phẩm đã hướng đến việc thay thế nước. Điều này dẫn đến việc công thức của sản phẩm sẽ thay đổi:
-
Công thức dạng bánh, bột: Các loại dầu gội khô, xà phòng, muối tắm khô, sữa rửa mặt dạng bánh. Các sản phẩm này phải thêm nước khi sử dụng.
-
Công thức chứa các chiết xuất, dịch chiết từ thiên nhiên thay cho nước. Các sản phẩm dạng này cô đặc, đắt tiền, liều lượng dùng mỗi lần đều ít hơn nhưng mang lại hiệu quả hơn.
Việc sản xuất các sản phẩm dạng bánh, bột phổ biến đang ngày càng phổ biến trong ngành mỹ phẩm thiên nhiên, được quảng cáo bởi tính bền vững và có giá thành cạnh tranh, tuy cách dùng có thể sẽ phức tạp và rắc rối.
Việc sản xuất các sản phẩm cô đặc với dịch chiết, chiết xuất thiên nhiên không phổ biến bằng vì giá cost cao => giá bán lẻ cao => chưa thể đánh chiếm vào thị phần đại trà.
SKINLOSOPHY - NGƯỜI TIÊN PHONG
Với thế hệ sản phẩm mới 2021, Skinlosophy đã thay đổi toàn bộ công thức sản phẩm, trở thành thương hiệu waterless đầu tiên tại Việt Nam. Ngay cả trong các sản phẩm dung tích lớn như sữa rửa mặt, lotion, phần nền của sản phẩm đã loại bỏ nước và thay bằng chiết xuất thảo mộc bản địa (sâm ngọc linh, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, thông đỏ, hoa sen, đậu nành, hạt mơ…)
Với đặc thù của đất nước có khí hậu nóng ẩm, mỹ phẩm dành cho người Việt còn phải cân nhắc về chất liệu và cảm giác của sản phẩm, làm sao để mềm mại dễ chịu nhưng ráo nhẹ, không nặng bí. Đó cũng là một thách thức đối với xu hướng waterless, đòi hỏi người sáng tạo công thức sản phẩm phải linh hoạt và cấp tiến cũng như ngành nguyên liệu phải cung cấp được những thành phẩm tinh chế chất lượng cao. Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có những nhà máy cung cấp chiết xuất dược liệu bản địa đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng xuất khẩu. Người Việt đang được tiếp cận những nguyên liệu bản địa trong mỹ phẩm chứ không còn chỉ ở dạng thô.
Anh Duy Khánh - co founder Skinlosophy chia sẻ: Trên thực tế, waterless là một khái niệm vẫn chưa phổ biến ngay cả trên thế giới, có lẽ bởi những ông lớn trong ngành mỹ phẩm vẫn chưa sẵn sàng thỏa hiệp với giá thành của sản phẩm. Không những thế, khái niệm waterless là chỉ để nói về công thức sản phẩm, không có nghĩa là ngành công nghiệp mỹ phẩm không cần đến nước trong quá trình canh tác, chế biến nguyên liệu. Skinlosophy tiếp cận tới waterless không chỉ để nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường với người tiêu dùng, mục đích lớn nhất của Skinlosophy là mang đến thị trường những sản phẩm cô đặc và có giá trị sử dụng cao, hiệu quả mạnh mẽ và vòng đời sản phẩm dài, dễ bảo quản. Dù giá thành này khá cao so với các thương hiệu cạnh tranh trực tiếp nhưng chúng tôi tin rằng bước tiến mới này sẽ chạm được đến trái tim của những người yêu và hiểu mỹ phẩm.